Shell cung cấp khoảng năm tỷ lít sản phẩm chất bôi trơn hàng năm cho khách hàng trên toàn thế giới. Từ lĩnh vực hàng không đến sản xuất điện, hàng hải đến khai thác mỏ, cả ô tô tiêu dùng và thương mại, các sản phẩm chất bôi trơn giúp thế giới luôn chuyển động thông qua việc đảm bảo máy móc hoạt động ổn định và hiệu quả ở mức hiệu suất tối đa.

Nhưng phía sau hiệu suất, luôn là nhu cầu cân bằng giữa tăng năng suất vận hành và giảm tác động lên môi trường. Khi nhu cầu phát triển, những kỳ vọng cũng thay đổi. Khách hàng và người tiêu dùng ngày nay đều kỳ vọng các thương hiệu cung cấp những giải pháp bền vững, giúp họ chọn được những sản phẩm hay giải pháp có tính bền vững một cách dễ dàng hơn.

Sản phẩm Bôi trơn Trung hòa Carbon1 của Shell

Chúng tôi hiểu rằng khách hàng ngày càng có xu hướng tìm kiếm những giải pháp bền vững. Do đó, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngành công nghiệp này, Shell đang nghiên cứu hàng loạt sáng kiến nhằm tránh, giảm thiểu và bù đắp lượng khí phát thải, đồng thời giúp người tiêu dùng và khách hàng tìm ra những giải pháp hữu ích thỏa mãn nhu cầu sử dụng lẫn tính bền vững.

Bước đi mới nhất trong hành trình này chính là việc ra mắt dòng sản phẩm chất bôi trơn trung hòa carbon1 của chúng tôi. Ngoài việc giúp tránh hay giảm lượng phát thải thông qua các lựa chọn nguyên liệu và hiệu suất hoạt động, các sản phẩm này giờ là các sản phẩm trung hòa carbon nhờ vào danh mục toàn cầu của Shell về tín chỉ carbon từ các giải pháp dựa vào thiên nhiên.

Các sản phẩm này bao gồm:

  • Dầu động cơ xe chở khách cao cấp
  • Dầu động cơ diesel hạng nặng
  • Dầu máy móc thiết bị công nghiệp

Sáng kiến này là chương trình trung hòa carbon quan trọng và lớn nhất trong ngành công nghiệp bôi trơn hiện nay. Chương trình này đặt mục tiêu bù đắp lượng phát thải carbon quy đổi (viết tắt là CO2e)³ cho hơn 200 triệu lít chất bôi trơn chất lượng cao.4

Chúng tôi lên kế hoạch bù đắp 700.000 tấn CO2e mỗi năm, trọn vòng đời sản phẩm chất bôi trơn thuộc các nhãn hàng chủ chốt của chúng tôi. Kế hoạch này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong cam kết thực hiện hai sáng kiến chiến lược, then chốt của chúng tôi:

1. Giảm mật độ CO2e trong các sản phẩm

Đạt được thông qua:

  • Tránh phát thải, bằng cách:
    • Đưa tư duy Kinh tế Tuần hoàn vào trọng tâm kinh doanh
      Shell sẽ sử dụng nguyên liệu tái chế nhiều hơn trong sản xuất bình nhựa. Tại châu Âu, chúng tôi đang triển khai các kế hoạch để chứng minh về mặt kỹ thuật việc sử dụng nhựa resin tái chế trong sản phẩm bình nhựa. Tại Mỹ, chúng tôi đang thử nghiệm các mức hàm lượng cao hơn, cụ thể là cao hơn hàm lượng nhựa resin tái chế hiện tại là 25% theo quy định hiện hành. Chúng tôi cũng đang dần chuyển một số bao bì nhựa dung tích lớn hơn, ví dụ như xô, sang nhựa resin tái chế.
    • Thiết kế các sản phẩm có ít bao bì và ít phát thải khí nhà kính (GHG) hơn
      Chúng tôi tìm hiểu các giải pháp bao bì khác nhau theo hướng bền vững hơn (tức là các nguyên vật liệu khác nhau hoặc các mô hình chuỗi cung ứng khác nhau). Ví dụ, Ecobox - được sử dụng tại Mỹ và Trung Quốc là một giải pháp thay thế bao bì nhựa truyền thống dùng cho dầu động cơ xe hạng nhẹ, có thể giảm hơn 80% lượng nhựa sử dụng trong bao bì và hơn 60% lượng phát thải CO2e5.
  • Giảm phát thải, bằng cách:
    • Tăng hiệu suất sử dụng năng lượng tại các cơ sở
      Chúng tôi hiện đã giảm hơn 30% mật độ carbon trong các hoạt động của mình kể từ năm 2016.6
      Hệ thống giám sát năng lượng (EMS) và đèn LED được lắp đặt tại tất cả các cơ sở, cho phép chúng tôi cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng tại các cơ sở. Ví dụ, thí điểm EMS tại nhà máy Thiên Tân đã giúp giảm 8,5% lượng điện năng sử dụng từ năm 2017 đến năm 2018.
    • Tăng sử dụng năng lượng tái tạo
      Hiện nay, hơn 50% lượng điện năng sử dụng tại các nhà máy sản xuất chất bôi trơn của Shell đến từ các nguồn tái tạo, bao gồm các hợp đồng sử dụng điện năng tái tạo. Chúng tôi lên kế hoạch nâng con số này lên cao nữa bằng cách mở rộng việc lắp đặt năng lượng mặt trời tại các cơ sở còn lại của Shell. Gộp lại, các tấm pin này có thể tạo ra hơn 7.500 MWh điện năng hàng năm, và có thể tránh phát thải khí nhà kính, khoảng 4.500 tấn CO2e mỗi năm.
    • Giảm lượng phát thải CO2e trong chuỗi cung ứng
      Shell triển khai đội xe tải LNG có tác động CO2e thấp hơn so với xe tải truyền thống cho một số tuyến đường, đồng thời tối ưu mạng lưới vận tải nhằm giảm vận tải đường bộ được hơn 1 triệu dặm (khoảng 1,6 triệu km) và sử dụng chất bôi trơn tổng hợp có độ nhớt thấp làm giảm mức tiêu thụ nhiên liệu.
       
  • Bù đắp lượng phát thải, bằng cách
    • Bù đắp lượng khí thải CO2e từ vòng đời sản phẩm
      Vòng đời của sản phẩm chất bôi trơn gồm: khai thác nguyên liệu thô, vận chuyển, sản xuất, phân phối, sử dụng và kết thúc vòng đời.
    • Áp dụng tín chỉ carbon thiên nhiên, chất lượng cao, đã qua kiểm chứng bởi bên thứ ba, và đa dạng toàn cầu
      Mỗi tín chỉ carbon tượng trưng cho việc tránh hoặc loại bỏ GHG tương đương với một tấn CO2e.
    • Bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái tự nhiên
      Shell Lubricants hỗ trợ các dự án bù đắp carbon được quốc tế công nhận như dự án Katingan Mentaya tại Indonesia hay Dự án trồng rừng tại Thanh Hải, Trung Quốc. Những dự án này, một cách tự nhiên, loại bỏ CO2 ra khỏi bầu khí quyển hàng năm, đồng thời giúp cải thiện sự đa dạng sinh học, bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng và hỗ trợ các cộng đồng địa phương.

2. Giúp khách hàng quản lý nhu cầu bền vững

Mục tiêu này đạt được thông qua việc cung cấp các sản phẩm chất lượng cao và công nghệ tân tiến, có thể:

  • Giảm ma sát, hao mòn
  • Kéo dài tuổi thọ của động cơ và máy móc
  • Tăng tiết kiệm nhiên liệu, kéo dài chu kỳ thay dầu và hiệu suất năng lượng
  • Giảm lượng tài nguyên sử dụng, giảm lượng chất thải và phát thải tạo ra

Chất bôi trơn có độ nhớt thấp có thể tăng khả năng tiết kiệm nhiên liệu lên đến 3%7 và tăng hiệu suất năng lượng trong các ứng dụng công nghiệp lên đến 4%8, trong lúc đó nhiều loại chất bôi trơn công nghiệp của chúng tôi còn mang lại những lợi ích đáng kể do kéo dài chu kỳ thay dầu như nhu cầu bảo dưỡng giảm và thay thế phụ tùng ít hơn. Ví dụ, Shell Mysella S7 N - dầu động cơ chạy bằng khí thiên nhiên thế hệ mới nhất của chúng tôi, có thể tăng hơn gấp đôi chu kỳ thay dầu điển hình trước đây đối với dầu động cơ nhiên liệu khí.

Khi tất cả chúng ta đều đang hướng đến một tương lai carbon thấp hơn, việc kết hợp hai mục tiêu này sẽ giúp cung cấp cho khách hàng trên toàn thế giới các giải pháp năng lượng sạch hơn và dồi dào hơn. Đây chính là bền vững không thỏa hiệp, vì Shell Lubricants luôn tận tâm hỗ trợ khách hàng duy trì hiệu suất vận hành tốt nhất, đồng thời góp phần giảm lượng khí thải, chất thải và giảm mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên.

1 “Trung hòa carbon” cho thấy rằng Shell đang thực hiện một giao dịch trong đó một lượng phát thải CO₂ tương đương với lượng CO₂e liên quan đến các hoạt động khai thác nguyên liệu, vận chuyển, sản xuất, phân phối, sử dụng và kết thúc vòng đời sản phẩm chất bôi trơn được tránh thông qua việc bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên hoặc loại bỏ ra khỏi bầu khí quyển thông qua quy trình dựa vào thiên nhiên. CO₂e (CO₂ quy đổi) dùng để chỉ CO₂, CH₄, N₂O.
2 Kline & Co [https://www.shell.com/business-customers/lubricants-for-business/news-and-media-releases/2019/shell-retains-leadership-of-global-lubricants-market-for-thirteen-consecutive-year.html]
3 CO₂e (CO₂ quy đổi) dùng để chỉ CO₂, CH₄, N₂O.
4 Lượng khí thải CO₂e trong vòng đời của sản phẩm này được bù đắp bằng Tín chỉ carbon dựa vào thiên nhiên đã qua kiểm định.
5 giảm hơn 80% nhựa trong lớp lót hộp so với 5 bình Shell Helix 4L riêng lẻ.
6 Phân tích nội bộ của Shell.
7 Dựa trên kết quả tiết kiệm nhiên liệu ACEA M111 so với loại dầu tham khảo trong ngành.
8 Shell Tellus S4 VE có thể giúp tiết kiệm lên đến 4,4% năng lượng mỗi giờ khi dùng cho máy phun ép nhựa (thử nghiệm tại chỗ của Shell và bên thứ ba).

TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ:

TOÀN VĂN TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM VỀ TRUNG HÒA CARBON TRONG CÁC SẢN PHẨM CỦA SHELL LUBRICANTS

TUYÊN BỐ BẢO ĐẢM

Các quy trình liên quan đều được đánh giá độc lập bởi Lloyd’s Register – một Tổ chức Kiểm định là bên thứ ba, được công nhận. Bao gồm các quy trình sau:

  • Các quy trình tính toán lượng phát thải carbon dioxit trong vòng đời của một sản phẩm (xem tài liệu tại đây)
  • Các quy trình sàng lọc các dự án Giải pháp dựa vào thiên nhiên (NBS) phát hành các tín chỉ carbon của bên thứ ba (xem tài liệu tại đây)
  • Các quy trình mua, đối chiếu và thu hồi tín chỉ carbon (xem tài liệu tại đây)

Ngoài ra, một tổ chức kiểm định độc lập, được công nhận đồng thời cũng là nguồn cung cấp các thông số chính và phương pháp luận để tính toán mật độ carbon ở cấp độ một sản phẩm đã đưa mô hình này ra đánh giá phản biện dựa trên tiêu chuẩn quốc tế ISO 14040/44. Theo đó, một hội đồng đánh giá đã được thành lập với sự tham gia của các chuyên gia ngành độc lập bên ngoài.

TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI SO SÁNH CHUYỂN ĐỔI CO2e:

Những phép so sánh này chỉ dùng cho mục đích minh họa. Shell không đưa ra bất kỳ tuyên bố hay bảo đảm nào, dù là rõ ràng hay ngụ ý, về tính chính xác, đầy đủ, độ tin cậy hay xác đáng của những phép so sánh, và không chịu trách nhiệm dưới bất kỳ hình thức nào đối với bất kỳ tổn thất, thiệt hại hay chi phí phát sinh từ, hoặc liên quan đến việc tính toán của các phép so sánh, hoặc liên quan đến việc sử dụng hay tuyên bố được đưa ra liên quan đến các phép so sánh đó. Lượng khí thải thực tế khi xe vận hành rất dễ bị ảnh hưởng bởi các thông số khác nhau trong từng ứng dụng riêng lẻ, đối với các giả định yêu cầu tại đây: kích cỡ hay loại xe; số lượng hành khách; đi xe trong nội thành hay trên đường cao tốc, cùng các giả định khác. Do đó, không nên coi những số liệu này đại diện cho bất kỳ trường hợp hay hoạt động cụ thể nào. Các phép so sánh khí thải khi lái xe dựa trên lượng khí thải CO2, CH4 và N2O trực tiếp từ các phương tiện và không bao gồm khí thải từ quá trình sản xuất và phân phối nhiên liệu (lượng phát thải trong vòng đời). Hệ số phát thải nhiên liệu lấy từ DEFRA (2019) của Anh, khoảng cách lái xe lấy từ Google Maps (2020), và khoảng cách lái xe ở Hoa Kỳ và châu Âu lấy từ US DOT (2018) của Bộ Giao thông Hòa Kỳ và EU ODYSSEE-MURE (2017) của châu Âu.

CÁC TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM KHÁC:

Tài liệu này chứa các dữ liệu và phân tích từ kịch bản Sky của Shell. Các kịch bản mà Shell đưa ra không nhằm dự đoán hay dự báo tương lai. Các kịch bản của Shell, bao gồm các kịch bản nằm trong báo cáo này, không phải là chiến lược hay kế hoạch kinh doanh của Shell. Khi xây dựng chiến lược của Shell, các kịch bản chỉ là một số trong rất nhiều biến số mà chúng tôi cân nhắc. Cuối cùng, việc xã hội có đạt được các mục tiêu khử carbon hay không đều nằm ngoài khả năng kiểm soát của Shell. Trong khi chúng tôi dự định đi theo hành trình này nhịp bước cùng xã hội, chỉ có các chính phủ mới có thể tạo ra khung cho sự thành công. Kịch bản Sky 1.5 bắt đầu bằng dữ liệu từ kịch bản Sky của Shell, nhưng có các cập nhật quan trọng. Đầu tiên, viễn cảnh sử dụng mô hình mới nhất cho tác động và phục hồi từ COVID-19 nhất quán với phần tường thuật của kịch bản Sky 1.5. Thứ hai, đưa dự báo này vào dữ liệu hệ thống năng lượng (2018) của kịch bản Sky hiện tại đến khoảng năm 2030. Thứ ba, quy mô các giải pháp dựa vào thiên nhiên mở rộng được đưa vào kịch bản chính, hưởng lợi từ mô hình quy mô mới mở rộng đó. (Vào năm 2018, các giải pháp dựa vào thiên nhiên đòi hỏi đạt được 1,5°C trên các mức nhiệt độ ở thời kỳ tiền công nghiệp vào cuối thế kỷ này đã được phân tích như độ nhạy đối với Sky. Phân tích này cũng đã được xem xét và đưa vào Báo cáo đặc biệt về sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C (SR15) của IPCC). Thứ tư, mô hình cung ứng dầu và khí tự nhiên mới của chúng tôi, cùng viễn cảnh nhất quán với phần tường thuật và nhu cầu của kịch bản Sky 1.5, đã được trình bày lần đầu tiên. Thứ năm, kịch bản Sky 1.5 dựa trên dữ liệu lịch sử mới nhất và các ước tính đến năm 2020 từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là số liệu thống kê năng lượng bao quát của Cơ quan Năng lượng Quốc tế. Cũng như với Sky, kịch bản này giả định rằng xã hội sẽ đạt được mục tiêu khó đạt 1,5°C của Thỏa thuận Paris. Tuy kịch bản này bắt nguồn từ những động lực phát triển khó đạt nhưng thực tế hiện nay, nó khám phá cách làm có định hướng mục tiêu nhằm đạt được tham vọng đó. Chúng tôi đã quay lại thiết kế cách thức xảy ra của kịch bản này, xem xét những thực tế của hôm nay và cân nhắc trục thời gian thực tế diễn ra thay đổi. Hiển nhiên là có một loạt các hướng đi cụ thể khả thi mà xã hội có thể thực hiện để đạt được mục tiêu này. Cho dù đạt được mục tiêu của Thỏa thuận Paris và tương lai được mô tả trong Sky 1.5 trong khi duy trì sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu vẫn sẽ là một thách thức vô cùng khó khăn, hiện tại đây vẫn là con đường khả thi về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng cánh cửa hướng tới thành công sẽ sớm khép lại.

LƯU Ý CẨN TRỌNG

Thêm nữa, cần lưu ý một điều quan trọng là, các kế hoạch và ngân sách hoạt động của Shell, tính đến ngày 23 tháng 02 năm 2021, không phản ánh tham vọng về Mức phát thải ròng bằng 0 của Shell. Mục tiêu của Shell là trong tương lai các kế hoạch và ngân sách hoạt động của công ty sẽ thay đổi để phản ánh bước tiến đến với tham vọng mới về Mức phát thải ròng bằng 0 này. Tuy nhiên, các kế hoạch và ngân sách này cần phải phù hợp với bước chuyển mình hướng tới một nền kinh tế có Mức phát thải ròng bằng 0 trong toàn xã hội và giữa các khách hàng của Shell.

Ngoài ra, chúng tôi có thể đề cập đến “Dấu chân carbon” của Shell trong tài liệu này, bao gồm: lượng phát thải carbon của Shell từ quá trình sản xuất các sản phẩm năng lượng; lượng phát thải carbon của các nhà cung cấp trong việc cung cấp năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm năng lượng của chúng tôi; và lượng phát thải carbon của khách hàng liên quan đến việc sử dụng các sản phẩm năng lượng do chúng tôi cung cấp. Shell chỉ có thể kiểm soát lượng phát thải của mình. Việc sử dụng thuật ngữ “dấu chân carbon” của Shell chỉ nhằm mục đích thuận tiện và không nhằm gợi ý rằng những lượng phát thải này là của Shell hoặc các công ty trực thuộc Shell.

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Thêm thông tin dành cho người lái xe

DẦU ĐỘNG CƠ XE Ô TÔ SHELL HELIX

Designed to meet your needs – whatever your driving challenges. Discover the full product range.