Một khảo sát mới đây do Shell Việt Nam tiến hành cho thấy đáp ứng nhu cầu năng lượng tương lai là một vấn đề quan trọng của 7 trong số 10# người dân Việt Nam. Vấn đề này nằm trong tốp 10 các mối quan tâm của nhiều người dân Việt Nam như việc làm và giá sinh hoạt.

Cuộc khảo sát, có tên là “Khảo sát Năng lượng Tương lai”*, nhằm mục đích tìm hiểu ý kiến của người dân Việt Nam về tương lai năng lượng.

Đến năm 2030, dự báo thế giới sẽ cần thêm 40%-50% năng lượng, nước và lương thực để đáp ứng nhu cầu đang gia tăng, theo Liên hiệp quốc và Kịch bản năng lượng của Shell**.

Điều đó có thể gây áp lực lên các nguồn lực sống còn này, bao gồm một hệ thống chặt chẽ vô cùng: gần như tất cả các hình thức năng lượng đều cần tới nước; để vận chuyển và xử lý nước thì lại cần đến năng lượng; và sản xuất lương thực thì cần cả nước lẫn năng lượng. Nhiều người Việt Nam ngày càng ý thức về các vấn đề này và vai trò của họ trong việc giải quyết các vấn đề này.

Theo 8 trong 10# người dân Việt Nam tham gia khảo sát, thiếu hụt nước, lương thực và năng lượng cũng như giá năng lượng cao là các vấn đề có thể gây ảnh hưởng lớn nhất đến Việt Nam trong tương lai.

Bà Nguyễn Ánh Tuyết, Chủ tịch Công ty Shell Việt Nam cho biết: “Các mối quan tâm đến năng lượng sống còn của thế giới ngày càng tăng lên, nước và lương thực, và các ảnh hưởng do biến đổi khí hậu đã khiến cho nhiều người Việt Nam suy nghĩ về tương lai năng lượng nghiêm túc hơn.

Để đáp ứng nhu cầu năng lượng gia tăng, trong nhiều thập kỷ tới, thế giới sẽ phải huy động toàn bộ các loại năng lượng. Nhưng thách thức đảm bảo đủ nguồn cung năng lượng, nước và lương thực trở nên lớn hơn bởi chính mối quan hệ khăng khít giữa chúng. Cần phải ứng phó với những thách thức này một cách thông minh và đồng bộ.”

Khảo sát Năng lượng Tương lai cho thấy người dân Việt Nam lựa chọn tổ hợp đa dạng các hình thức năng lượng để đáp ứng nhu cầu năng lượng tương lai. Năng lượng mặt trời được lựa chọn nhiều nhất (72%)^ là nguồn năng lượng của Việt Nam, tiếp theo là năng lượng nước (58%)^ và năng lượng gió (47%)^. Sử dụng nhiên liệu sinh học cũng được xem là tốt cho môi trường và là một giải pháp giảm phát thải khí CO2 – vấn đề được đa số cộng đồng Việt Nam cho là rất quan trọng.

Khảo sát cũng cho thấy gần 2/3 người dân Việt Nam tin rằng công chúng đóng vai trò trong việc xây dựng tương lai năng lượng. Nhiều người dân Việt Nam đã có những biện pháp cá nhân như sử dụng bớt năng lượng (78%)^và sử dụng sản phẩm tiết kiệm năng lượng (74%)^. Tuy nhiên, họ cho rằng sự hợp tác giữa cộng đồng, chính phủ và ngành công nghiệp là chìa khóa đối với việc xây dựng các giải pháp năng lượng tương lai, trong đó chính phủ đóng vai trò quan trọng nhất.

“Các chính sách chủ động, đồng bộ và mạnh mẽ rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng gia tăng của thế giới và bảo vệ môi trường cho các thế hệ tương lai. Xã hội cũng có vai trò quyết định trong việc hình thành tương lai của hệ thống năng lượng thế giới. Chúng ta – ngành công nghiệp, chính phủ và xã hội – tất cả đều có trách nhiệm xây dựng một tương lai năng lượng tốt đẹp hơn.

Cùng nhau, chúng ta có thể tạo ra các bước đột phá, và công nghệ mới có thể giúp đa dạng nguồn cung năng lượng thế giới, tăng việc sử dụng các năng lượng sạch hơn và cải thiện hiệu suất.” bà Tuyết cho biết.

Những kết quả chính của cuộc khảo sát:

  • 7 trong 10# người đánh giá nhu cầu năng lượng là quan trọng. Các vấn đề quan tâm hàng đầu là việc làm và giá sinh hoạt.
  • Biến đổi khí hậu (33%) và môi trường (27%) là những yếu tố quan trọng tạo nên mối quan tâm đến năng lượng tương lai.
  • Ít nhất 8 trong 10 người đánh giá thiếu hụt nước, lương thực và năng lượng gây ảnh hưởng lớn nhất đến Việt Nam trong hoàn cảnh hạn chế về năng lượng.
  • Năng lượng mặt trời (72%)^, năng lượng nước (58%)^ và năng lượng gió (47%)^ được lựa chọn làm nguồn cung cấp năng lượng.
  • 3 trong 5^ người tin tưởng cộng đồng Việt Nam có vai trò lớn nhất trong việc xây dựng tương lai năng lượng.
  • Hơn 8 trong 10# người cho rằng giảm phát thải khí CO2 là quan trọng.
  • Hầu hết người tham gia khảo sát có các hành vi giảm phát thải khí CO2. Nhiên liệu sinh học được cân nhắc đầu tiên vì tốt cho môi trường và có thể giảm phát thải khí CO2.
  • 41% tin rằng sự hợp tác là yếu tố hàng đầu trong việc đưa ra các giải pháp năng lượng tương lai. Chính phủ (63%)^ đóng vai trò quan trọng nhất trong việc xây dựng tương lai năng lượng, tiếp theo là người dân Việt Nam (59%)^ và ngành công nghiệp (53%)^.

Báo cáo kết quả “Khảo sát Năng lượng Tương lai” được đăng tải tại www.shell.com.vn

Thông tin xin liên hệ:

Quyền Ánh Tuyết

Phòng Truyền thông, Shell Việt Nam

Email: Quyen-anh.Tuyet@shell.com,

Tel: +84 8 3824 0313

Thông tin cho Ban biên tập:

*Về cuộc khảo sát

Shell giao cho công ty Ipsos tiến hành khảo sát “Khảo sát Năng lượng Tương lai” tại Việt Nam, tập trung vào việc tìm hiểu ý kiến người dân Việt Nam về tương lai năng lượng của họ. Cuộc khảo sát được tiến hành tại 4 thành phố: Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ, với khoảng 600 người tham gia trả lời khảo sát.

Về số liệu khảo sát

# Tỉ lệ này tương ứng câu trả lời đánh giá mức độ quan trong từ mức 8 hoặc trên 8 trong 10 mức độ.

^ Câu hỏi này là câu hỏi được lựa chọn nhiều câu trả lời, do vậy tổng tỉ lệ các câu trả lời sẽ không bằng 100%.

**Về Kịch bản Năng lượng Shell

Kịch bản Năng lượng Shell đặt ra các câu hỏi “cái gì nếu?” nhằm khám phá các cách nhìn khác về tương lai và tạo ra các câu chuyện có thể có thực xung quanh các cách nhìn đó. Kịch bản cân nhắc đến các xu hướng lâu dài về kinh tế, cung cầu năng lượng, địa chính trị và thay đổi xã hội, cũng như các yếu tố kích thích sự thay đổi.

Bằng cách đó, Kịch bản giúp xây dựng tầm nhìn cho tương lai. Kịch bản mới nhất của Shell có tên là New Lens Scenarios được phát hành năm 2013. Thông tin chi tiết tại: www.shell.com/scenarios

Lưu ý cẩn trọng:

Các công ty trong đó Royal Dutch Shell plc trực tiếp và gián tiếp sở hữu vốn đầu tư là các thực thể tách rời. Trong thông tin báo chí này “Shell”, “Tập đoàn Shell” và “Royal Dutch Shell” đôi khi được sử dụng với mục đích thuận tiện khi đề cập đến Royal Dutch Shell plc và các công ty trực thuộc của nó nói chung.

Tương tự, các cụm từ “chúng tôi”, “chúng ta” và “của chúng tôi” cũng được sử dụng để chỉ các công ty trực thuộc hoặc nhân viên làm việc cho các công ty đó. Những cụm từ này cũng được sử dụng khi không có mục đích chỉ rõ công ty hay các công ty cụ thể.

“Các công ty trực thuộc”, “các công ty trực thuộc Shell” và “các công ty Shell” được sử dụng trong thông tin báo chí này là các công ty Royal Dutch Shell kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp. Các công ty Shell đồng kiểm soát nói chung đề cập đến là “công ty liên doanh” và các công ty Shell có ảnh hưởng đáng kể nhưng không kiểm soát hoặc đồng kiểm soát được đề cập đến là “công ty liên kết”.

Trong thông tin báo chí này, công ty liên doanh và công ty liên kết cũng có thể được đề cập như là “đầu tư cổ phần”. Thuật ngữ “vốn của Shell” được sử dụng với mục đích thuận tiện khi đề cập đến phần vốn sở hữu trực tiếp hoặc/và gián tiếp của Shell trong công ty liên doanh, công ty liên kết hoặc công ty, sau khi trừ đi phần vốn của tất cả các bên thứ ba, (ví dụ như thông qua 23% vốn cổ phần của chúng tôi tại công ty TNHH Woodside Petroleum).

Thông tin báo chí này chứa đựng các tuyên bố liên quan tới tương lai về tình hình tài chính, kết  quả họat động và kinh doanh của Royal Dutch Shell. Tất cả các tuyên bố ngoài các tuyên bố về sự thật lịch sử đều là, hoặc đươc coi như là, các tuyên bố liên quan tới tương lai.

Các tuyên bố liên quan tới tương lai là các tuyên bố về kỳ vọng trong tương lai trên cơ sở các kỳ vọng và các giả định hiện tại của ban giám đốc và bao gồm các rủi ro và những điều không chắc chắn đã biết và không biết có thể khiến cho các kết quả, hoạt động hoặc sự kiện thực tế xảy ra khác với những gì được thể hiện hoặc ngụ ý trong những tuyên bố này.

Các tuyên bố liên quan tới tương lai bao gồm, trong số các điều khác, các tuyên bố liên quan đến khả năng Royal Dutch Shell có thể đối mặt với các rủi ro trên thị trường và các tuyên bố thể hiện các kỳ vọng, niềm tin, dự tính, dự báo, hoạch định và giả định của ban giám đốc.

Các tuyên bố liên quan tới tương lai được xác định bởi các từ và cụm từ như “trù tính”, “tin rằng”, “có thể”, “dự tính”, “mong đợi”, “mục đích”, “dự định”, “có thể”, “mục tiêu”, “quan điểm”, “kế họach”, “có lẽ”, “dự đoán”, “rủi ro”, “lịch trình”, “tìm kiếm”, “nên”, “mục tiêu”, “sẽ”, và các từ và cụm từ tương tự  khác.

Có nhiều yếu tố có thể tác động đến hoạt động tương lai của Royal Dutch Shell và có thể làm cho các kết quả khác đi nhiều so với những gì thể hiện trong các tuyên bố liên quan đến tương lai bao gồm trong thông tin báo chí này, bao gồm (nhưng không giới hạn):

(a) dao động giá dầu thô và khí đốt;

(b) các thay đổi nhu cầu các sản phẩm của Tập đoàn;

(c) dao động tiền tệ;

(d) kết quả khoan và sản xuất;

(e) dự tính trữ lượng;

(f) mất cạnh tranh ngành hàng và thị phần;

(g) các rủi ro tự nhiên và môi trường;

(h) các rủi ro liên quan đến việc xác định các tài sản và các mục tiêu mua bán tiềm năng phù hợp, và thỏa thuận thành công và hoàn tất các giao dịch này;

(i) rủi ro kinh doanh tại các nước đang phát triển và các nước  bị quốc tế cấm vận;

(j) các diễn biến lập pháp, tài khoá và quy chế bao gồm  những tác động tiềm tàng về kiện tụng và quy chế xuất phát từ việc phân loại lại trữ lượng;

(k) các điều kiện về kinh tế và thị trường tài chính ở các nước và khu vực;

(l) rủi ro chính trị, bao gồm rủi ro quốc hữu hóa và đàm phán lại các điều khoản của các hợp đồng với các cơ quan chính phủ, trì hoãn hoặc đẩy nhanh việc phê chuẩn các dự án và trì hoãn hoàn trả các chi phí chung; và

(m) các thay đổi về điều kiện mậu dịch. Tất cả các tuyên bố liên quan tới tương lai  nêu trong thông tin báo chí này  đều hoàn toàn  có giá trị trong toàn văn  với những lưu ý cẩn trọng được nêu hoặc  dẫn chiếu đến trong phần này.

Người đọc không nên quá dựa vào các tuyên bố liên quan tới tương lai. Các yếu tố bổ sung có thể tác động đến các kết quả tương lai được nêu trong biểu mẫu 20-F của Royal Dutch Shell cho năm kết thúc ngày 31/12/2012 (đăng trên trang Web www.shell.com/investor và www.sec.gov).

Những yếu tố rủi ro này cũng có giá trị đối với các tuyên bố liên quan tới tương lai nêu trong thông in báo chí này và người đọc nên cân nhắc. Mỗi một tuyên bố liên quan tới tương lai chỉ có giá trị vào ngày tuyên bố này được ban hành, ngày 21/5/2013 .

Royal Dutch Shell hoặc bất kỳ công ty trực thuộc nào của Shell đều không có trách nhiệm cập nhật hay thay đổi trước công luận bất kỳ một tuyên bố liên quan tới tương lai nào do kết quả của một thông tin mới, sự kiện tương lai hoặc các thông tin khác. Do những rủi ro này, các kết quả có thể khác đi nhiều so với những gì đã tuyên bố, ngụ ý hoặc được suy luận từ các tuyên bố liên quan tới tương lai nêu trong thông tin báo chí này.

Trong thông tin báo chí này chúng tôi sử dụng một số thuật ngữ, như các nguồn lực, hiện đang bị chỉ dẫn của Ủy ban Chứng khoán Mỹ và SEC nghiêm cấm chúng tôi đưa vào hồ sơ nộp cho SEC. Các nhà đầu tư Mỹ được yêu cầu cân nhắc kỹ các thông tin trong biểu mẫu 20-F, Hồ sơ số 1-32575 của chúng tôi, đăng trên trang web của SEC www.sec.gov. Bạn có thể lấy các biểu mẫu này từ SEC bằng cách gọi điện thoại tới số 1-800-SEC-0330.

Trong trường hợp có mâu thuẫn về nội dung giữa bản tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt của Thông tin báo chí, bản tiếng Anh sẽ có giá trị cuối cùng.