Lac Hong receiving team trophy in Manila
Đội Lạc Hồng nhận cúp tại Manila

Năm nay Shell chính thức tổ chức Giải Đấu Tay Đua Vô Địch Thế Giới tại Vương Quốc Anh để tìm ra đội chiến thắng chiếc vé gặp gỡ chuyên gia Scuderia Ferrari

Ngày 06/03/2016, tại thủ đô Manila, Phillippines đã diễn ra vòng chung kết và lễ trao giải Cuộc thi Chế tạo xe Tiết kiệm nhiên liệu Shell Eco-marathon (SEM) Châu Á đã diễn ra từ ngày 3/3/2016 đến 6/3/2016. Năm nay cuộc thi có 4 kỷ lục được phá của các đội đến từ Thái Lan, Indonesia, Nhật và Malaysia.

Sau 5 ngày thi đấu ròng rã, các bạn sinh viên Việt Nam đã mang vinh quang về cho Việt Nam với các giải thưởng và thành tích đáng nể:

  • Mô hình đô thị - Nhiên liệu Thay thế: Đội LH-Gold Energy (Đại học Lạc Hồng) thành công giữ vững ngôi vô địch sau khi đánh bại đội bạn từ Indonesia với thành tích sít sao 186 km/ 1 lít xăng sinh học ethanol, chỉ hơn đội bạn 2km. Với thành tích này, đội đã tự phá vỡ kỷ lục xác lập năm ngoái vào những giây phút cuối cùng trước khi đường đua đóng.
  • Mô hình đô thị – Xăng: Đội CKD - MIN10 (Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM) đạt giải ba với thành tích 109km/ 1 lít xăng. Đây là lần đầu tiên ba bạn trẻ nghiên cứu và chế tạo xe Mô hình đô thị, tiếp nối thành tích giải nhì hạng mục Mô hình cơ sở – Xăng của đội năm ngoái.
  • Mô hình cơ sở - Xăng: Đội HaUI AUTO (Đại học Công nghiệp Hà Nội) giành giải ba hạng mục cạnh tranh gay gắt với nhiều đội dự thi nhất với thành tích 326 km/ 1 lít xăng. Đây là lần đầu tiên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội mang về giải thưởng từ SEM.
CKD-MIN10 on Shell Eco-marathon race
CKĐ-MIN10 trên đường đua Shell Eco-marathon

"Cuộc thi năm nay đặt ra rất nhiều thách thức do nhiều thay đổi về đường đua cũng như năng lực của các đội dự thi mạnh hơn năm trước rất nhiều" Lê Phương Long, Trưởng nhóm LH – Gold Energy, trường Đại học Lạc Hồng cho biết. "Chính điều này đòi hỏi khi chuẩn bị cho cuộc thi, nhóm đã học hỏi, nghiên cứu, cải tiến xe vì đây là bí quyết mấu chốt giúp đội vượt qua vòng kiểm tra kỹ thuật nghiêm ngặt, đồng thời nâng cao khả năng điều khiển xe sao cho chiếc xe đạt được hiệu quả sử dụng nhiên liệu tối ưu.”

Tuy không giành được giải nhưng đội đứng thứ tư – đội AutoUTC từ trường Đại học Giao thông Vận tải có thành tích 320km/ 1 lít xăng, rất sát so với giải ba là đội HaUI AUTO. Các đội khác trong đoàn Việt Nam cũng nằm trong Top 10 bảng thành tích hạng mục Mô hình cơ sở - Xăng là đội CKĐ-SSL (Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM), CVCT3 (Cao đẳng nghề Giao thông Vận Tải Trung ương III), và đội CKC Blue Whale (Cao đẳng nghề Cao Thắng).

Năm nay SEM sẽ chính thức ra mắt giải đấu Tay Đua Vô Địch Thế Giới (Drivers’ World Championship), đánh dấu sự đổi mới của cuộc thi kể từ khi ra đời vào năm 1985 ở Pháp. Cuộc thi sẽ quy tụ các tay đua cùng tham gia vòng đua truyền thống những vẫn phải đảm bảo sử dụng nhiên liệu hiệu quả. Đội chiến thắng sẽ có một chuyến trải nghiệm nhà máy Ferrari trong một tuần tại Maranello, Ý để được các chuyên gia trong bộ phận đua xe chuyên nghiệp Scuderia Ferrari trực tiếp huấn luyện cá nhân và tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ các đại diện cải thiện xe tham gia thi đấu SEM 2017.

hui auto teams are checking the car in the garage
Đội HUI AUTO kiểm tra kỹ thuật xe tại ga-ra

Theo kết quả cuộc thi năm nay, bốn đội tham dự Mô hình đô thị bao gồm ba đội từ Indonesia và một đội Philippines đạt yêu cầu tham dự giải đấu Tay Đua Vô Địch Thế Giới tổ chức tại công viên Queen Elizabeth Olympic, Luân Đôn vào cuối năm nay. Riêng đội đến từ Đại học Kỹ thuật Nanyang Singapore có thiết kế xe 3D độc đáo được đặc biệt mời tham dự với vai trò đại diện.

Ông Norman Koch, Giám đốc Kỹ thuật Toàn cầu cuộc thi SEM nhận định, “Sự ra đời Giải đấu Tay Đua Vô Địch Thế Giới Shell Eco-marathon đánh dấu bước phát triển quan trọng của cuộc thi SEM và thể hiện động lực sử dụng năng lượng hiệu quả trên thế giới, đòi hỏi các đội sinh viên phải nỗ lực không ngừng. Tôi rất vui khi thấy các thành tích đáng nể của năm đội thi năm nay đã giúp các bạn hội đủ điều kiện góp mặt trong Giải đấu Tay Đua Vô Địch Thế Giới – Xây dựng Luân Đôn Tương Lai đối đầu với những tay đua sáng giá nhất thế giới.” 

Ngoài 24 giải thưởng On-track sẽ được trao cho các đội đua ở cả hai hạng mục "Mô hình cơ sở" và "Mô hình đô thị", cuộc thi còn dành ra năm giải phụ Off-track khác dành cho các đội thi bao gồm: Truyền thông, Thiết kế phương tiện, Đổi mới kỹ thuật, An toàn, Kiên định và Tinh thần.

Năm nay Việt Nam có 8 trường đại học, cao đẳng tham dự với 11 đội xe. Các đội tham gia tranh tài thiết kế xe tiết kiệm nhiên liệu ở hai hạng mục “Mô hình cơ sở” và “Mô hình đô thị” trong nhóm bảy loại năng lượng khác nhau. Kết quả chiến thắng được đo bằng khoảng cách lái xe xa nhất sử dụng tương đương 1 kWh điện hoặc 1 lít nhiên liệu. 

Về Shell Eco-marathon

Cuộc thi Chế tạo xe tiết kiệm nhiên liệu Shell Eco-Marathon được bắt đầu từ năm 1939 tại một phòng nghiên cứu của Shell tại Mỹ, bắt nguồn từ một cuộc thi đua giữa hai nhà khoa học nhằm xem ai có thể đi được khoảng cách xa nhất tính trên mỗi gallon nhiên liệu bằng phương tiện của mình. Người thắng cuộc lúc đó chỉ đạt được 50mpg (21 km/l), và từ đó một cuộc thi có quy mô hơn đã được hình thành. Vào năm 1985 tại Pháp, cuộc thi Shell Eco-marathon chính thức ra đời. Tháng 4/2007, cuộc thi Shell Eco-marathon Châu Mỹ được phát động tại Mỹ, và năm 2010, Shell Eco-Marathon lần đầu tiên đến Châu Á và được tổ chức tại Malaysia. Quốc gia này cũng đăng cai tổ chức cuộc thi Shell Eco-Marathon Asia cho đến năm 2013. Philippines đăng cai tổ chức cuộc thi năm nay tại Manila, và tiếp tục giữ cương vị nước chủ nhà đến năm 2016.

Thông tin liên hệ:

Quyền Ánh Tuyết
Giám đốc Đối ngoại, Shell Việt Nam
M: +84 9 0797 9752
E: Quyen-Anh.Tuyet@shell.com

Lưu Hồng,
Phòng Truyền thông, Edelman Việt Nam
M: +84 122 9955 869
E: Hong.Luu@avcedelman.com

Lưu ý cẩn trọng:

Các công ty trong đó Royal Dutch Shell plc trực tiếp và gián tiếp sở hữu vốn đầu tư là các thực thể tách rời. Trong thông tin báo chí này “Shell”, “Tập đoàn Shell” và “Royal Dutch Shell” đôi khi được sử dụng với mục đích thuận tiện khi đề cập đến Royal Dutch Shell plc và các công ty trực thuộc của nó nói chung. Tương tự, các cụm từ “chúng tôi”, “chúng ta” và “của chúng tôi” cũng được sử dụng để chỉ các công ty trực thuộc hoặc nhân viên làm việc cho các công ty đó. Những cụm từ này cũng được sử dụng khi không có mục đích chỉ rõ công ty hay các công ty cụ thể. “Các công ty trực thuộc”, “các công ty trực thuộc Shell” và “các công ty Shell” được sử dụng trong thông tin báo chí này là các công ty Royal Dutch Shell kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp. Các công ty Shell đồng kiểm soát nói chung đề cập đến là “công ty liên doanh” và các công ty Shell có ảnh hưởng đáng kể nhưng không kiểm soát hoặc đồng kiểm soát được đề cập đến là “công ty liên kết”. Trong thông tin báo chí này, công ty liên doanh và công ty liên kết cũng có thể được đề cập như là “đầu tư cổ phần”. Thuật ngữ “vốn của Shell” được sử dụng với mục đích thuận tiện khi đề cập đến phần vốn sở hữu trực tiếp hoặc/và gián tiếp của Shell trong công ty liên doanh, công ty liên kết hoặc công ty, sau khi trừ đi phần vốn của tất cả các bên thứ ba. 

Thông tin báo chí này chứa đựng các tuyên bố liên quan tới tương lai về tình hình tài chính, kết quả họat động và kinh doanh của Royal Dutch Shell. Tất cả các tuyên bố ngoài các tuyên bố về sự thật lịch sử đều là, hoặc đươc coi như là, các tuyên bố liên quan tới tương lai. Các tuyên bố liên quan tới tương lai là các tuyên bố về kỳ vọng trong tương lai trên cơ sở các kỳ vọng và các giả định hiện tại của ban giám đốc và bao gồm các rủi ro và những điều không chắc chắn đã biết và không biết có thể khiến cho các kết quả, hoạt động hoặc sự kiện thực tế xảy ra khác với những gì được thể hiện hoặc ngụ ý trong những tuyên bố này. Các tuyên bố liên quan tới tương lai bao gồm, trong số các điều khác, các tuyên bố liên quan đến khả năng Royal Dutch Shell có thể đối mặt với các rủi ro trên thị trường và các tuyên bố thể hiện các kỳ vọng, niềm tin, dự tính, dự báo, hoạch định và giả định của ban giám đốc. Các tuyên bố liên quan tới tương lai được xác định bởi các từ và cụm từ như “trù tính”, “tin rằng”, “có thể”, “dự tính”, “mong đợi”, “mục đích”, “dự định”, “có thể”, “mục tiêu”, “quan điểm”, “kế họach”, “có lẽ”, “dự đoán”, “rủi ro”, “lịch trình”, “tìm kiếm”, “nên”, “mục tiêu”, “sẽ”, và các từ và cụm từ tương tự khác. Có nhiều yếu tố có thể tác động đến hoạt động tương lai của Royal Dutch Shell và có thể làm cho các kết quả khác đi nhiều so với những gì thể hiện trong các tuyên bố liên quan đến tương lai bao gồm trong thông tin báo chí này, bao gồm (nhưng không giới hạn): (a) dao động giá dầu thô và khí thiên nhiên; (b) các thay đổi nhu cầu các sản phẩm của Tập đoàn; (c) dao động tiền tệ; (d) kết quả khoan và sản xuất; (e) dự tính trữ lượng; (f) mất cạnh tranh ngành hàng và thị phần; (g) các rủi ro tự nhiên và môi trường; (h) các rủi ro liên quan đến việc xác định các tài sản và các mục tiêu mua bán tiềm năng phù hợp, và thỏa thuận thành công và hoàn tất các giao dịch này; (i) rủi ro kinh doanh tại các nước đang phát triển và các nước bị quốc tế cấm vận; (j) các diễn biến lập pháp, tài khoá và quy chế bao gồm những tác động tiềm tàng về kiện tụng và quy chế xuất phát từ việc phân loại lại trữ lượng; (k) các điều kiện về kinh tế và thị trường tài chính ở các nước và khu vực; (l) rủi ro chính trị, bao gồm rủi ro quốc hữu hóa và đàm phán lại các điều khoản của các hợp đồng với các cơ quan chính phủ, trì hoãn hoặc đẩy nhanh việc phê chuẩn các dự án và trì hoãn hoàn trả các chi phí chung; và (m) các thay đổi về điều kiện mậu dịch. Tất cả các tuyên bố liên quan tới tương lai nêu trong thông tin báo chí này đều hoàn toàn có giá trị trong toàn văn với những lưu ý cẩn trọng được nêu hoặc dẫn chiếu đến trong phần này. Người đọc không nên quá dựa vào các tuyên bố liên quan tới tương lai. Các yếu tố bổ sung có thể tác động đến các kết quả tương lai được nêu trong biểu mẫu 20-F của Royal Dutch Shell cho năm kết thúc ngày 31/12/2014 (đăng trên trang Web www.shell.com/investor và www.sec.gov). Những yếu tố rủi ro này cũng có giá trị đối với các tuyên bố liên quan tới tương lai nêu trong thông tin báo chí này và người đọc nên cân nhắc. Mỗi một tuyên bố liên quan tới tương lai chỉ có giá trị vào ngày tuyên bố này được ban hành, ngày 07/03/2016. Royal Dutch Shell hoặc bất kỳ công ty trực thuộc nào của Shell đều không có trách nhiệm cập nhật hay thay đổi trước công luận bất kỳ một tuyên bố liên quan tới tương lai nào do kết quả của một thông tin mới, sự kiện tương lai hoặc các thông tin khác. Do những rủi ro này, các kết quả có thể khác đi nhiều so với những gì đã tuyên bố, ngụ ý hoặc được suy luận từ các tuyên bố liên quan tới tương lai nêu trong thông tin báo chí này.

PHỤ LỤC - KẾT QUẢ SHELL ECO-MARATHON 2016

Hạng mục Mô hình cơ sở Prototype

Hydrogen
Thứ hạng Tên đội Quốc gia Tên trường Loại nhiên liệu

 

Kết
quả

(km/m3)

1 UiTM Eco-Sprint Malaysia University Teknologi Mara (UiTM) Shah Alam Hydrogen 476km/m3
2 Eco-Voyager Malaysia

 

University of Malaya

Hydrogen 244km/m3
Battery-electric
Thứ hạng Tên đội Quốc gia Tên trường

Loại nhiên liệu

Kết
quả

(km/m3)

1 NSTRU Eco-Racing Thái Lan Nakhon Si Thammarat Rajabhat University Battery- electric 507km/kWh
2 BIT Econopower Club Trung Quốc Beijing Institute of Technology Battery- electric 442km/kWh
3 Nanyang E Drive Singapore

 

Nanyang Technological University

Battery- electric 425km/kWh
Petrol (gasoline) Fuel
Thứ hạng Tên đội Quốc gia Tên trường Loại nhiên liệu

Kết
quả

(km/m3)

1 Nakoela Indonesia Universitas Indonesia Gasoline 792km/l
2 Aguila Philippines Mapua Institute of Technology Gasoline 792km/l
3 HaUI AUTO Việt Nam

 

Đại học Công nghiệp Hà Nội

Gasoline 792km/l
Diesel Fuel
Thứ hạng Tên đội Quốc gia Tên trường Loại nhiên liệu

Kết quả

(km/m3)

1 Clean Diesel Team Nhật Bản Hyogo Prefectural Tajima Technical Institute Diesel 1424km/l
2 ZEAL ECO-POWER PROTO Trung Quốc Tongji University Diesel

 

798km/l

3 Team Lahutay 4 Philippines University of San Carlos Diesel 106km/l
Alternative Fuel
Thứ hạng Tên đội Quốc gia Tên trường Loại nhiên liệu

Kết
quả

(km/m3)

1 HOW MUCH ETHANOL Thái Lan Panjavidhya Technological College Ethanol

 

2040km/l

2 Luk Jao Mae Khlong Prapa Ethnol Thái Lan Dhurakij Pubdit University Ethanol 710km/l
3 Deakin Prototype Australia Deakin University Ethanol 528km/l
CNG
Thứ hạng Tên đội Quốc gia Tên trường Loại nhiên liệu

Kết
quả

(km/m3)

1 Eco-Chaser Malaysia Monash University, Malaysia CNG 95km/l

Hạng mục Mô hình đô thị UrbanConcept

Hydrogen
Thứ hạng Tên đội Quốc gia Tên trường Loại nhiên liệu

 

Kết
quả

(km/m3)

1

 

UiTM Eco-Planet

Malaysia Universiti Teknologi Mara (UiTM) Shah Alam Hydrogen 91km/m3
Battery-electric
Thứ hạng Tên đội Quốc gia Tên trường

Loại nhiên liệu

Kết
quả

(km/m3)

1 DLSU Eco Car Team - Battery-electric Philippines

 

De La Salle University

Battery-electric 78km/kWh
2 BUMI SILIWANGI TEAM 4 Indonesia Universitas Pendidikan Indonesia Battery-electric 78km/kWh
3 NTU Singapore 3D-Printed Car Singapore Nanyang Technological University Battery-electric 77km/kWh
Petrol (gasoline) Fuel
Thứ hạng Tên đội Quốc gia Tên trường Loại nhiên liệu

Kết
quả

(km/m3)

1 Sadewa Indonesia Universitas Indonesia Gasoline 275km/l
2 DLSU Eco Car Team - I.C.E. Philippines

 

De La Salle University

Gasoline

 

159km/l

3 CKÐ - MIN10 Việt Nam Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Gasoline 109km/l
Diesel Fuel
Thứ hạng Tên đội Quốc gia Tên trường Loại nhiên liệu

Kết quả

(km/m3)

1 ITS Team 2 Indonesia Institut Teknologi Sepuluh Nopember Diesel

 

250km/l

2 Bengawan Team 2 Indonesia Diesel 139km/l
Alternative Fuel
Thứ hạng Tên đội Quốc gia Tên trường Loại nhiên liệu

 

Kết
quả

(km/m3)

1 LH - GOLD ENERGY Việt Nam Đại học Lạc Hồng Ethanol 186km/l
2 Cikal Ethanol Indonesia Institut Teknologi Bandung Ethanol 184km/l
3 Horas Mesin Indonesia University of Sumatera Utara Ethanol 123km/l